Quy trình sản xuất yến sào đóng hủ?

Quy trình sản xuất yến sào đóng hũ

Quy trình sản xuất yến sào đóng hũ thường được thực hiện nghiêm ngặt trên dây chuyền khép kín. Từ đó giúp đảm bảo độ tinh khiết với hàm lượng dinh dưỡng cao. 

Nguyên Liệu và Các Bước Chuẩn Bị

Chọn Lựa Nguyên Liệu Yến Sào Chất Lượng

Tổ yến là nguyên liệu chính của yến sào đóng hủ. Các nhà sản xuất sẽ mua tổ yến trực tiếp từ những đơn vị thu hoạch tổ yến. Sau đó đem về rút lông, làm sạch bụi bẩn, tạp chất và sơ chế sạch hoàn toàn từng tổ yến. 

Tổ yến cần được làm sạch trước khi đưa vào chế biến yến hũ
Tổ yến cần được làm sạch trước khi đưa vào chế biến yến hũ

Chuẩn Bị Các Phụ Gia và Nguyên Liệu Bổ Sung

Tùy theo từng dòng sản phẩm, đối tượng người dùng mà nhà sản xuất yến sào đóng hủ hướng đến sẽ chọn lựa nguyên liệu, phụ gia phù hợp. Phổ biến nhất là các thành phần dưới đây. 

  • Đường phèn: giúp tạo ngọt và bảo quản yến sào được tốt hơn. 
  • Đông trùng hạ thảo: thường được bổ sung cho các loại yến sào dùng để bổi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch
  • Các vị thuốc bắc như vị kỷ tử, long nhãn, linh chi, táo đỏ, nhân sâm, bạch quả… Từ đó giúp tăng cường chức năng thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
  • Các chất bảo quản giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc, kéo dài thời gian sử dụng yến sào đóng hủ. 

Quy Trình Đóng Hủ và Bảo Quản

Bước Sắp Xếp và Đóng Hủ Yến Sào

  • Tổ yến càng được sơ chế làm sạch lông, bụi bẩn và các vi khuẩn còn sót lại
  • Làm sạch các hũ đựng yến, sau đó sấy khô
  • Cho yến vào hũ kèm với các nguyên liệu, có thể là đường phèn, hạt chia, nhân sâm, kỷ tử, táo đỏ, saffron
  • Chiết nước vào hũ theo đúng thể tích hũ, thường là 70ml hoặc là 140ml
  • Tiến hành đóng nắp tự động bằng máy siết nắp hiện đại. Giai đoạn này sẽ giúp ngăn vi khuẩn, không khí lọt vào trong yến hũ
  • Thực hiện thanh trùng và hấp yến với nồi hấp tiệt trùng trong mức áp suất và thời gian phù hợp.
  • Kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói bao bì. Sau đó thực hiện co màng hũ yến, đóng hộp và vào bao bì hộp lớn để phân phối ra thị trường.

Cách Bảo Quản để Bảo Đảm Chất Lượng

Yến sào đóng hũ vẫn cần phải được bảo quản đúng cách
Yến sào đóng hũ vẫn cần phải được bảo quản đúng cách

Trong suốt quá trình sản xuất yến sào đóng hũ trải qua rất nhiều công đoạn tiệt trùng, khử khuẩn. Điển hình là giai đoạn đóng nắp hút chân không giúp loại bỏ không khí. Nhờ đó, yến sẽ giữ được chất lượng tốt nhất, không bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Hơn nữa, các lọ yến còn được diệt khuẩn qua tia cực tím. Vì thế, bạn có thể để ở nơi nhiệt độ thường, tránh ánh nắng chiếu vào trực tiếp là được. 

Đóng Gói và Thiết Kế Bao Bì

Bước Cuối Cùng Trong Quy Trình Sản Xuất

Khác với các sản phẩm khác, yến sào đóng hũ trải qua nhiều giai đoạn đóng gói ở khâu cuối cùng. Không chỉ đóng nắp hàn kín trên mỗi hũ thủy tinh, cho vào hộp giấy. Hơn hết còn được co màng trong từng hũ yến, sau đó mới đóng thành phẩm hộp lớn. Đặc biệt còn trải qua khâu diệt khuẩn với tia cực tím để tiêu diệt hoàn toàn các yếu tố gây giảm chất lượng yến sào bên trong. 

Thiết Kế Bao Bì để Gây Ấn Tượng và Bảo Quản Chất Lượng

Bao bì luôn thể hiện phần nào hình ảnh của sản phẩm bên trong. Với yến sào đóng hũ thì luôn kèm theo hình ảnh các cánh chim yến. Vì thế, chỉ cần nhìn sơ qua đã biết ngay đây là yến sào. Hơn nữa, đây cũng là một trong các yếu tố giúp bạn khẳng định đây có phải là thương hiệu uy tín hay không. 

Trong suốt quá trình vận chuyển và bán cho người tiêu dùng, các đơn vị phân phối luôn bảo quản yến sào hủ cẩn  thận. Nhờ đó vẫn giữ nguyên bao bì và hũ yến bên trong. Đặc biệt là thành phần dinh dưỡng vẫn nguyên vẹn. Tùy theo sở thích của mỗi người, bạn có thể để ngoài hay cất vào tủ lạnh để dùng dần vẫn được.  

Chứng Nhận và Tuân Thủ Quy Chuẩn Sản Xuất

Tuân Thủ Các Quy Chuẩn An Toàn và Vệ Sinh

Yến sào đóng hũ cần phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng trước khi tung ra thị trường
Yến sào đóng hũ cần phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng trước khi tung ra thị trường

Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, yến sào đóng hũ phải đạt các tiêu chuẩn sau:

  • QĐ 46/2007/QĐ-BYT về giới hạn tối đa mức ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • QCVN 8-1:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
  • QCVN 6-2:2010/BYT về các sản phẩm đồ uống không cồn

Bên cạnh đó, yến sào còn phải đạt các tiêu chí kiểm nghiệm về tổng số vi sinh vật hiếu khí, tổng số bào tử nấm men và nấm mốc

Chứng Nhận và Các Tổ Chức Đánh Giá Chất Lượng

Yến sào đóng hũ có chất lượng phải được các tổ chức có chuyên ngành thẩm định chất lượng. Cụ thể là các đơn vị sau:

  • Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học (IBT)
  • Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng (NIN)
  • Viện Nghiên cứu Công nghệ Thực phẩm (IFPT)

Trên đây là quy trình sản xuất yến sào đóng hũ mà Vidomart đã tìm hiểu và chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ phần nào yên tâm về chất lượng cũng như độ an toàn khi sử dụng các sản phẩm yến chưng sẵn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *