Yến Sào Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe?

yến sào có tác dụng gì cho sức khỏe

Yến Sào Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe?

Yến sào có tác dụng gì cho sức khỏe là câu hỏi của rất nhiều người. Nhất là phái nữ, người lớn tuổi và người bệnh. Nhờ vào thành phần dinh dưỡng đa dạng, nhất là protein và axit amin. Từ đó đem lại tác dụng bồi bổ cơ thể cho người trưởng thành, giúp người bệnh nhanh hồi phục. Hãy cùng Vidomart đi vào phân tích chi tiết vấn đề này. 

Thành Phần Dinh Dưỡng của Yến sào

Phân tích các chất dinh dưỡng chính trong Yến sào

  • Protein trong yến sào với 18 loại axit amin sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau các tổn thương. Đồng thời còn tăng tái tạo ra kháng thể, tế bào mới, collagen và các enzym. 
  • Nhóm vitamin B giúp tăng cường chuyển hóa năng lượng, duy trì chức năng hoạt động của hệ thần kinh. Qua đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa.
  • 31 nguyên tố vi lượng từ nhóm khoáng chất sẽ điều hòa chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Từ đó giúp ổn định huyết áp và đường huyết, tăng khả năng chống viêm và bảo vệ xương khớp khỏe mạnh.  

Liệt kê các dạng vitamin, khoáng chất và protein có trong Yến sào

Thành phần dinh dưỡng trong yến sào
Thành phần dinh dưỡng trong yến sào khá đa dạng
  • Nhóm vitamin: Trong yến sào chứa chủ yếu vitamin nhóm B, gồm: B1, B2, B3, B5, B6, B12, biotin, axit folic, choline, inositol
  • Khoáng chất trong yến sào với hơn 31 nguyên tố vi lượng. Cụ thể như sắt, canxi, kẽm, magie, natri, mangan, photpho, kali, crôm, selen
  • Protein là thành phần chính trong yến sào, nổi bật nhất là 18 loại axit amin. Gồm: histidine, arginine, cystine, tryptophan, tyrosine, valine, leucine, isoleucine

Lợi ích sức khỏe của Yến sào

Tác động tích cực của Yến sào đối với hệ tiêu hóa

Yến sào giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa
Yến sào giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa

Một số acid amin trong yến sào sẽ kích thích hệ tiêu hóa để tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đồng thời tạo vị giác ăn ngon miệng để người bệnh nhanh phục hồi. Qua đó giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, phòng ngừa các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch và tiểu đường.

Công dụng của Yến sào trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch

Yến sào giúp giảm lượng cholesterol và mỡ trong máu, giúp ổn định lượng đường trong máu. Nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

Yến sào và hỗ trợ tăng cường miễn dịch

Đánh giá tác động tích cực của Yến sào đối với hệ thống miễn dịch

Trong yến sào có chứa Proline, là một acid amin có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất. Từ đó giúp hệ cơ và mô cơ nhanh phục hồi sau các tổn thương. Ngoài ra còn có thêm hoạt chất Alanine giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, xây dựng cơ bắp và giảm mệt mỏi cho cơ thể. Cùng với đó là tác dụng thư giãn giúp người dùng có những giấc ngủ ngon. Nhờ đó sẽ giúp stress và căng thẳng hiệu quả.

Các nghiên cứu và bằng chứng khoa học liên quan đến Yến sào và miễn dịch

Theo nghiên cứu của TS Ngô Thị Kim: Trong yến sào có chứa nhiều axit amin. Bên cạnh đó còn có thêm glucosamine, tryptophan giúp phòng chống phóng xạ và bệnh ung thư.

Theo nghiên cứu Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường tại Đại học Nha Trang, là PGS-TS Ngô Đăng Nghĩa: Tổ yến giúp tái tạo tế bào, tăng cường chức năng não bộ. Đồng thời thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất chống lão hóa.

Theo nghiên cứu của nhà khoa học Mei Yeng Yew Hoa Kỳ: Yến sào chứa acid syalic. Qua đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và kích thích sản sinh tế bào. 

Yến sào và sức khỏe phụ nữ

Lợi ích của Yến sào đối với phụ nữ mang thai và sau sinh

Yến sào giúp bảo vệ sức khỏe, ngừa các biến chứng khi mang thai và sau sinh
Yến sào giúp bảo vệ sức khỏe, ngừa các biến chứng khi mang thai và sau sinh
  • Yến sào có tác dụng gì cho sức khỏe thai phụ? Thực phẩm này sẽ cung cấp đa dạng các nhóm chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể là protein, axit amin, canxi, sắt, kẽm, vitamin và nhiều khoáng chất. 
  • Chăm sóc và bảo vệ làn da của thai phụ khỏi các tình trạng như: rạn da, da thâm nám… Đồng thời còn cung cấp thêm dưỡng chất giúp da săn chắc, mịn màng hơn sau khi sinh.
  • Bảo vệ sự an toàn của mẹ lẫn bé trong suốt thai kỳ, tránh được nguy cơ tiền sản giật, viêm nhiễm khi sinh… Ngoài ra còn giúp mẹ bầu ăn ngủ ngon
  • Bổ sung thường xuyên yến sào sẽ giúp phụ nữ trước và sau sinh tránh được sự căng thẳng, mệt mỏi, stress, giảm đau nhức và phù nề chân tay
  • Hỗ trợ mẹ bỉm nhanh chóng lấy lại sức khỏe và vóc dáng. Đồng thời còn giúp tăng cường sữa tốt cả về chất lượng lẫn số lượng trong thời gian nuôi con vài tháng đầu.

Tác động tích cực của Yến sào đối với sức khỏe sinh sản nữ giới

Yến sào có tác dụng gì cho sức khỏe sinh sản nữ giới? Thực phẩm này sẽ giúp cải thiện chức năng buồng trứng, tăng khả năng thụ thai. Khi mang thai, yến sào có tác dụng giảm nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. 

Ngoài ra, yến sào còn giúp cân bằng nội tiết tố, làm giảm sự khó chịu khi vào thời kỳ kinh nguyệt hay mãn kinh. Đặc biệt còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ung nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung.

Cách sử dụng yến sào để tăng cường sức khỏe một cách tốt nhất

Gợi ý cách thức sử dụng Yến sào trong bữa ăn hàng ngày

Tùy theo từng đối tượng, độ tuổi và sức khỏe của mỗi người, chúng ta sẽ có những cách bổ sung yến sào vào thực đơn hàng ngày với các hàm lượng khác nhau. 

Yến sào cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng mới là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất
Yến sào cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng mới là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất
  • Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành dùng từ 3-5g yến sào khô mỗi lần với tần suất 2-3 lần trong tuần. Người dưới 18 tuổi và trẻ em mỗi lần nên dùng từ 2-3g yến sào khô với 2 – 3 lần/tuần.
  • Cách sử dụng yến sào tốt nhất là chưng cách thủy với nhiệt độ sôi không quá 100 độ C. Bạn còn có thể thêm đường phèn, mật ong, sữa, táo đỏ và các loại hạt, hoa quả khác để tăng thêm hương vị. 
  • Thời điểm dùng yến sào là vào buổi sáng sớm khi bụng còn đói hay buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể dùng vào giữa các bữa ăn chính. 

Những biện pháp cần lưu ý khi tích hợp Yến sào vào chế độ dinh dưỡng

  • Khi sử dụng cho mẹ bầu thì nên dùng yến sào khi từ tháng thứ 4. Liều lượng dùng chỉ khoảng 5 – 7g cách ngay. Bên cạnh, cần tránh chưng cùng mật ong, sữa hay nước đường. 
  • Cách chế biến yến sào đơn giản mà lại đảm bảo giữ lại hàm lượng dinh dưỡng đó là chưng cách thủy. Theo đó là nhiệt độ sôi không quá 100 độ C.

Tìm hiểu thêm về yến sào chất lượng

Các yếu tố quyết định chất lượng của Yến sào

  • Thời gian chưng yến sào phải hợp lý
  • Thời điểm dùng và tần suất bổ sung yến sào nên đúng lúc, đều đặn
  • Chọn mua sản phẩm có chất lượng tại địa chỉ uy tín
  • Khi mua về, không sử dụng hết thì cần bảo quản đúng cách
  • Tổ yến càng đậm đặc, ít lỗ hổng thì chất lượng dinh dưỡng càng cao
  • Màu sắc của tổ yến sẽ thể hiện được độ già của tổ yến. Màu càng trong thì chứng tỏ tổ yến càng non

Nơi mua Yến sào uy tín và chất lượng

Trên thị trường hiện nay, sản phẩm yến sào giả, kém chất lượng tràn lan khá nhiều. Vì thế, bạn cần tìm mua tại địa chỉ uy tín, được nhiều khách hàng tin cậy. 

Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn biết được yến sào có tác dụng gì cho sức khỏe. Qua đó, các bạn sẽ biết cách nên dùng thế nào với thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *