Chưng yến như thế nào là đúng cách? Từ nguyên liệu phối cùng cho đến thời gian nấu, canh lửa… đều ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tác dụng của yến sào vào cơ thể.
Nguyên Liệu Chưng Yến
Chọn lựa loại yến phù hợp
Tùy theo thời gian nhàn rỗi, bạn sẽ chọn loại tổ yến thô để về tự làm sạch. Hay là loại yến tinh chế để vừa tự chế biến cho vừa khẩu vị. Hoặc là yến chưng sẵn để tiện sử dụng và có thể thưởng thức ngay.
Các nguyên liệu bổ sung trong quá trình chưng
Nguyên liệu để chưng cùng yến khá đa dạng. Tùy theo khẩu vị, sở thích và nhu cầu tẩm bổ của mỗi người sẽ chọn nguyên liệu bổ sung khác nhau. Phổ biến nhất là các thành phần dưới đây.
- Đường phèn
- Hạt chia
- Táo đỏ
- Kỷ tử
- Long nhãn
- Đông trùng hạ thảo
- Nhân sâm
- Hạt sen
- Saffron
- Lá dứa
Quy Trình Chưng Yến Đúng Cách
Chuẩn bị và kiểm soát môi trường chưng
Bạn có thể tận dụng các đồ dùng có sẵn trong nhà bếp như chén tô bằng sứ, nồi để chưng cách thủy yến. Nếu có thể thì hãy đầu tư nồi chưng yến để vừa tiết kiệm thời gian nấu, vừa đảm bảo giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Các nguyên liệu cần được làm sạch và để ráo nước. Sau đó cho tất cả vào chung thố chưng, chút nước rồi để vào nồi chưng.
Bước điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm
Điều chỉnh nhiệt độ chưng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của món yến chưng. Bạn nên để lửa vừa, không quá to hay quá nhỏ là được.
Thời Gian Chưng Yến Hiệu Quả
Khoảng thời gian chưng yến lý tưởng
Thời gian chưng yến lý tưởng nhất là 20 đến 30 phút, tùy theo nguyên liệu cho vào.
Sự quan trọng của việc theo dõi và kiểm soát thời gian
Nếu chưng yến quá lâu sẽ làm mất đi vài chất dinh dưỡng có trong tổ yến. Chính vì thế, với nhiều người bận rộn thường chọn mua nồi chưng yến để không phải theo dõi thời gian nấu.
Cách Bảo Quản Yến Chưng Sau Quá Trình Chưng
Bảo quản yến chưng để giữ nguyên chất lượng và dinh dưỡng
Sau khi chưng yến thì bạn nên dùng ngay là tốt nhất. Nhưng nếu muốn dùng nhiều lần thì hãy bảo quản yến chưng trong tủ lạnh ở ngăn mát. Phần yến chưng chín cần cất vào lọ, hộp thủy tinh, đậy kín rồi mới cất để đảm bảo giữ nguyên chất dinh dưỡng.
Mẹo và kỹ thuật bảo quản hiệu quả
- Yến sau khi chưng cần phải để nguội hoàn toàn trước khi bảo quản
- Nên dùng chất liệu thủy tinh có nắp đậy kín
- Nhiệt độ tủ lạnh bảo quản yến chưng tốt nhất là từ 0 – 4 độ C với thời gian giữ không quá 14 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì hãy cho vào ngăn đông tủ lạnh
- Khi sử dụng thì hãy lấy yến chưng trong tủ lạnh ra và cho vào lò vi sóng hâm nóng từ từ. Hoặc không có thiết bị này thì bạn hãy cho lọ yến vào chén nước ấm cũng được.
Tác Dụng của Yến Chưng và Ứng Dụng Trong Y Học Cổ Truyền
Các tác dụng chính của yến chưng
Tác dụng lên hệ tiêu hóa
Yến chưng giúp kích thích hệ tiêu hóa để bạn ăn ngon miệng hơn. Quá trình hấp thu và chuyển đổi dưỡng chất diễn ra tốt hơn.
Tác dụng lên hệ thần kinh
Yến giúp xoa dịu sự căng thẳng, mệt mỏi của não bộ. Từ đó giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung để xử lý thông tin tốt hơn.
Tăng cường miễn dịch
Sự đa dạng về các vitamin, axit amin và khoáng chất của yến chưng đã giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giúp bạn chống lại các tác nhân gây bệnh cũng như hạn chế được các biến chứng của bệnh mãn tính.
Tác dụng lên da
Yến sào được mệnh danh là thần dược của sắc đẹp. Bởi thành phần Threonine giúp kích thích cơ thể sản sinh ra collagen và elastin. Nhờ đó, quá trình lão hóa da sẽ chậm lại, các nếp nhăn sạm cũng dần biến mất.
Tác dụng lên gan
Yến chưng giúp thanh lọc, giải độc gan. Nhờ đó, gan sẽ hoạt động tốt chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Tốt cho sức khỏe trẻ em
Với sự đa dạng các dưỡng chất, yến chưng rất tốt cho sức phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ. Từ đó giúp bé luôn khỏe mạnh, học giỏi và cao lớn vượt trội.
Tốt cho xương khớp
Thành phần canxi và phenylalanine trong yến sào giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt trong yến chưng còn chứa glucosamine hỗ trợ phục hồi và tái tạo sụn, xương khớp bị tổn thương. Vì thế, dùng yến chưng định kỳ sẽ hạn chế được các bệnh về xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp.
Ngoài ra, yến chưng còn giúp bổ máu, long đờm, giảm ho và nhất là tốt cho thai phụ và thai nhi. Vì thế, các bạn nên bổ sung thường xuyên yến chưng cho bản thân và gia đình của mình.
Sự ảnh hưởng của yến chưng trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, yến chưng có tính bình, vị ngọt thanh tự nhiên. Theo đó là các tác dụng:
- Bổ phế dưỡng âm giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh phổi cũng như giảm nhẹ biểu hiện bệnh
- Bổ dư dưỡng vị hỗ trợ các bệnh về dạ dày, điển hình là nôn mửa, nôn khan, bụng sôi réo
- Kiện tỳ điều trung giúp trị các chứng suy nhược do bệnh nặng, lao thương
- Ích thận cố biểu hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thận như tiểu đêm, tiểu tiện liên tục, ra mồ hôi nhiều
- Diên niên ích thọ giúp chống lão hóa da, làm sáng da
- Bổ nguyên ích não giúp tăng cường trí nhớ, chống dị ứng với thời tiết
- Lưỡng bổ khí huyết giúp bồi bổ và an thai
Hy vọng với những chia sẻ của Vidomart sẽ giúp bạn biết nên chưng yến như thế nào là đúng cách. Qua đó giúp phát huy tác dụng bồi bổ và chăm sóc sức khỏe từ yến sào.